Blockchain là gì và khả năng ứng dụng ra sao?

Công nghệ Blockchain có khả năng nâng cao độ tin cậy trong lưu trữ hồ sơ cũng như giao dịch tài chính. Bạn đã hiểu về Blockchain chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Blockchain là gì và ứng dụng của nó trong cuộc sống ở bài viết dưới đây.

Blockchain là gì?

Blockchain là gì?
Blockchain là gì?

Thực chất, Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số dùng để phân tán dữ liệu dưới nhiều hình thức. Một Blockchain có thể ghi lại các thông tin về:

- Cryptocurrency giao dịch

- NFT quyền sở hữu 

- Defi hợp đồng thông minh

Điểm đặc biệt của Blockchain đó là nó có thể lưu trữ mọi loại dữ liệu nhưng hoàn toàn phi tập trung. Thay vì lưu trữ dữ liệu ở 1 vị trí, bởi 1 quản trị viên thì Blockchain cho ra nhiều bản sao giống nhau của một cơ sở dữ liệu, sau đó được lưu trữ tại nhiều máy tính trên nền tảng mạng. Các máy tính này được gọi là các nút thắt trong mạng lưới lưu trữ đó.

Blockchain có cách thức hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của Blockchain được mô tả là một “chuỗi” được tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ. Bất cứ khi nào dữ liệu mới được thêm vào một mạng bất kỳ, “khối” dữ liệu mới sẽ được hình thành và gắn và “chuỗi” dữ liệu đã tồn tại trước đó. 

Cách thức hoạt động của Blockchain
Cách thức hoạt động của Blockchain

Các khối mới được tạo ra chính là chìa khóa an toàn của Blockchain. Hầu như tất cả các nút thắt đều đòi hỏi xác minh và xác nhận tính hợp pháp trước khi một khối dữ liệu mới được thêm vào sổ cái. 

Sau khi có sự đồng thuận, các khối sẽ được thêm vào chuỗi dữ liệu và các giao dịch được thêm vào sổ cái kỹ thuật số. Các khối này liên kết với nhau một cách an toàn từ đầu đến cuối. Giao dịch sẽ được bảo mật bằng mã để đảm bảo sự an toàn này. Để xử lý một giao dịch, các nút thắt cần phải giải một phương trình toán học vô cùng phức tạp.

Blockchain bao gồm những loại nào?

Blockchain được chia thành 2 loại dựa trên mức độ bảo mật là Blockchain công khai và Blockchain riêng tư. 

Blockchain gồm những loại nào?
Blockchain gồm những loại nào?

- Blockchain công khai: Bất kỳ ai cũng có thể tham gia Blockchain này, có thể đọc - viết hoặc kiểm tra dữ liệu thoải mái. Tuy nhiên, sẽ rất khó có thể thay đổi giao dịch đã đăng nhập trên Blockchain công khai. Không có một cơ quan quyền lực cụ thể nào kiểm soát các nút thắt của mạng lưới Blockchain này.

- Blockchain riêng tư: Loại Blockchain này có tính bảo mật cao hơn, được kiểm soát bởi một nhóm người hoặc một tổ chức. Chỉ tổ chức hoặc nhóm người này mới có khả năng quyết định ai sẽ được mời vào hệ thống. Sau đó, họ cũng có quyền quyết định người này có thể quay lại và thay đổi chuỗi hay không. Quy trình hoạt động của Blockchain riêng tư cũng tương tự như một hệ thống lưu trữ nội bộ nhưng được trải rộng trên nhiều nút thắt đê tăng tính bảo mật.

Blockchain được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Blockchain có nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong cuộc sống: cung cấp dịch vụ tài chính, quản trị hệ thống bỏ phiếu,... Những ứng dụng phổ biến nhất của Blockchain bao gồm:

- Ứng dụng trong tiền điện tử (Bitcoin, Ethereum,...): Tiền điện tử là lĩnh vực được ứng dụng công nghệ Blockchain nhiều nhất hiện nay. Khi mua bán, trao đổi, chi tiêu bằng tiền điện tử, mọi giao dịch sẽ được ghi lại bằng một Blockchain. Càng nhiều người sử dụng, blockchai đó càng phổ biến.

- Ứng dụng trong ngân hàng: Ngoài tiền điện tử, Blockchain cũng được sử dụng để xử lý các giao dịch tiền tệ (USD, EUR). Nhờ công nghệ này, việc gửi tiền qua ngân hàng diễn ra nhanh hơn, các giao dịch cũng được xác minh chính xác hơn. 

Ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống
Ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống

- Ứng dụng trong chuyển giao tài sản: Các Blockchain cũng có thể được dùng để ghi lại hoặc chuyển quyền sở hữu với các tài sản khác nhau, đặc biệt là tài sản kỹ thuật số như NFT (Đại diện quyền sở hữu kỹ thuật số, video).

- Ứng dụng trong hợp đồng thông minh: Blockchain còn được ứng dụng trong một số hợp đồng tự thực hiện, còn được gọi là “Hợp đồng thông minh”. Các hợp đồng này sẽ được tự động ban hành khi các điều kiện được đáp ứng.

- Ứng dụng trong giám sát chuỗi cung ứng: Một chuỗi cung ứng thường bao gồm lượng thông tin và giao dịch lớn, đặc biệt là khi hàng hóa được vận chuyển trên nhiều địa điểm của thế giới. Khi được lưu trữ dữ liệu trên Blockchain, việc quay lại giám sát chuỗi cung ứng này sẽ dễ dàng hơn.

- Ứng dụng trong bỏ phiếu: Blockchain đang được các chuyên gia ứng dụng trong ngăn chặn gian lận khi bỏ phiếu. Blockchain cho phép mọi người gửi phiếu bầu để không bị giả mạo bởi một đối tượng khác.

Trên đây là những chia sẻ để giải đáp thắc mắc “Blockchain là gì?” cũng như ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày. Có thể thấy, Blockchain đóng vai trò quan trọng trong lưu trữ dữ liệu với tính bảo mật cao và đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo các thông tin khác về chuyển đổi số tại Techbook để có cái nhìn toàn cảnh về thế giới công nghệ hiện nay, chúc bạn sẽ có những giây phút đọc và tìm hiểu hữu ích tại Techbook.

Sản phẩm Hot